Mục lục
Cách tính bể tự hoại phù hợp cho hộ gia đình và công trình văn phòng, nhà trọ…
Chào quý vị chắc hẳn rất nhiều quý vị đang tìm hiểu xem lựa chọn bể tự hoại sao cho phù hợp với công trình của mình, với nhiều năm kinh nghiệm hôm nay Đại Phát chúng tôi xin giới thiệu một số cách tính như sau:
Giới thiệu về bể tự hoại
- Bể tự hoại đầu tiên xuất hiện ở Pháp vào năm 1860, do kỹ sư Fosse Mouras phát minh ra. Cho đến nay, loại công trình xử lý nước thải tại chỗ này đã được phổ cập trên toàn Thế giới. Ở Việt Nam, bể tự hoại cũng trở nên ngày càng phổ biến. Bể tự hoại có thể phục vụ cho một khu vệ sinh, một hộ gia đình hay nhóm hộ gia đình, cho các đối tượng thải nước khác như bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, trường học, bệnh viện, văn phòng làm việc, các cơ sở chăn nuôi và chế biến nông sản, thực phẩm, vv…
- Bể tự hoại được du nhập vào Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc. Thời đó, chỉ có một số công trình xây dựng mới có trang bị bể tự hoại (có hoặc không có ngăn lọc), xử lý cả nước đen và nước xám. Dần dần, do sự phát triển của đô thị, các công trình được cơi nới, xây dựng thêm, các khu như mới mọc lên, nhưng việc xây dựng các tuyến cống thu gom nước thải và tách riêng nước thải ra khỏi nước mưa không theo kịp với sự phát triển, người ta đấu thẳng đường ống dẫn nước xám và nước nhà bếp ra ngoài hệ thống cống chung, chỉ còn có nước đen chảy vào bể tự hoại. Đây là bức tranh rất phổ biến ở các đô thị ở Việt Nam hiện nay.
- Phổ biến ở Việt Nam là bể tự hoại với cấu tạo gồm 2 ngăn hoặc 3 ngăn. Bể thường có dạng chữ nhật hoặc tròn. Bể tự hoại 2 ngăn gồm: ngăn chứa có kích thước lớn nhất, chiếm tối thiểu 2/3 dung tích bể; ngăn lắng, chiếm 1/3 dung tích bể. Bể tự hoại 3 ngăn gồm: ngăn chứa, dung tích tối thiểu 1/2 dung tích bể ; ngăn lắng, dung tích tối thiểu 1/4 dung tích bể ; ngăn lọc, dung tích tối thiểu 1/4 dung tích bể.
- Trong bể tự hoại diễn ra quá trình lắng cặn và lên men, phân huỷ sinh học kỵ khí cặn lắng. Các chất hữu cơ trong nước thải và bùn cặn đã lắng, chủ yếu là các Hydrocacbon, đạm, béo, … được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và các loại nấm men. Nhờ vậy, cặn lên men, bớt mùi hôi, giảm thể tích. Chất không tan chuyển thành chất tan và chất khí (chủ yếu là CH4, CO2, H2S, NH3, …). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải và tốc độ phân huỷ bùn cặn trong bể tự hoại: nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác; lưu lượng dòng thải và thời gian lưu nước tương ứng; tải trọng chất bẩn (rất phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người sử dụng bể hay loại nước thải nói chung); hệ số không điều hoà và lưu lượng tối đa; các thông số thiết kế và cấu tạo bể: số ngăn bể, chiều cao, phương pháp bố trí đường ống dẫn nước vào và ra khỏi bể, qua các vách ngăn, …
Phương pháp tính toán bể tự hoại
- Theo mục K.10 trang 285 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” ta có công thức tính toán bể tự hoại như sau:
- Khi lưu lượng nước thải đến 5,5m3/ngày thì:
W = 1,5 x Q (m3) - Khi lưu lượng nước thải trên 5,5m3/ngày thì:
W = 0,75 x Q + 4,25 (m3)
Trong đó: Q là lưu lượng nước thải trong ngày m3/ngđ.
- Khi lưu lượng nước thải đến 5,5m3/ngày thì:
- Dung tích bể tự hoại còn được được xác định theo bảng K-2 trang 287 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình”
Phương pháp thiết kế bể tự hoại
- Bể tự hoại tối thiểu phải có 2 ngăn. Ngăn vào của bể có dung tích tối thiểu không nhỏ hơn 2/3 dung tích toàn bể và phần chất lỏng cũng không nhỏ hơn 2,0m3, chiều rộng tối thiểu là 900mm và chiều dài tối thiểu là 1500mm. Chiều sâu lớp nước trong bể không nhỏ hơn 760mm và không lớn hơn 1800mm. Ngăn thứ hai của bể tự hoại dung tích tối thiểu là 1,0 m3 và tối đa là 1/3 dung tích toàn bộ bể. Tức bể tự hoại có dung tích nhỏ nhất là 3m3. Đối với bể tự hoại dung tích trên 6,0m3, chiều dài ngăn thứ hai không bé hơn 1500mm.
- Mỗi bể tự hoại phải có ít nhất hai cửa thăm có kích thước tối thiểu 500mm và có nắp di chuyển được. Cửa thăm cần đặt ngay phía trên ống vào và ra của bể tự hoại. Nếu bể có chiều dài ngăn thứ nhất lớn hơn 3600mm thì phải có thêm một cửa thăm đặt phía trên tường ngăn của bể.
- Lỗ chừa cho đường ống ra, vào bể phải có kích thước tối thiểu bằng kích thước của ống nối. Đường kính ống nối không được nhỏ hơn đường kính ống vào,ống ra của bể và tối thiểu là 100mm. Các phụ kiện đường ống lắp đặt bên trong bể đều phải có tiết diện tương đương với đường ống nối và cũng không nhỏ hơn 100mm đường kính.
- Các dạng T (hoặc tương đương) lắp trong bể ở đầu ống vào và ống ra phải được kéo dài đoạn trên cao hơn mặt nước ít nhất 100mmvà đoạn ngập sâu dưới mặt nước tối thiểu 300mm. Đáy ống vào phải cao đáy ống ra ít nhất 50mm.
- Ở vị trí thông nhau giữa các ngăn của bể phải lắp đặt bằng phụ kiện dạng cút lắp quay xuống ở ngăn vào sao cho đáy ống quay xuống nằm ở nửa độ sâu của nước trong bể. Đường kính các cút này phải tương đương với ống vào, nhưng không được nhỏ hơn 100mm cấm dùng phụ kiện bằng gỗ trong bể tự hoại.
- Tường bao của bể tự hoại phải cao hơn mặt nước trong bể ít nhất là 230mm. Nắp bể tự hoại phải cao hơn lỗ thông hơi ngược trong bể tối thiểu là 50mm.
- Nếu bể tự hoại đặt dưới nền lát bê tông hoặc asphan yêu cầu phải có cửa thăm bằng với cốt mặt nền. Vị trí đó phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
- Tất cả các phương pháp thiết kế trên được trích dẫn ra từ phụ lục H – mục H1.5.2 trang 181 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình.
Kết luận
- Để tính toán dung tích bể tự hoại được hợp lý cần xác định số lượng thiết bị vệ sinh hoặc xác định được lưu lượng nước thải của toàn dự án từ đó áp dụng linh hoạt các công thức đã nêu ở phía trên.
- Một lưu ý lớn khi thiết kế bể tự hoại là vị trí xây dựng bể tự hoại. Nếu bể đặt ở tầng hầm – tức cao trình đặt bể thấp hơn cao trình đáy hệ thống thoát nước bên ngoài thì tại ngăn lọc (bể loại 3 ngăn) phải đặt hệ thống bơm chìm nước thải sinh hoạt bơm nước thoát ra hệ thống thoát nước ngoài nhà. Trường hợp cao trình đặt bể tự hoại cao hơn cao trình đáy hệ thống thoát nước bên ngoài thì sử dụng phương pháp độ dốc để dẫn nước ra bên ngoài.
Bài tập ví dụ mẫu
Ví dụ 1
Một công trình nhà văn phòng cho thuê có số lượng nhân viên văn phòng là 300 người. Theo Bảng 1: TCVN 4513-1988 thì tiêu chuẩn dùng nước của 1 nhân viên văn phòng là 15 lít/người.ngđ.
=> Qcấp nước = 300 người *15 lít/người.ngđ /1000 = 4,5 m3/ngđ
Theo mục 8.1.2 của TCVN 7957:2008 thì công suất thoát nước thải của dự án được tính toán bằng công thức:
=> Qthoát nước thải = 0,8 * Qcấp nước = 0,8 * 4,5 = 3,6 m3/ngđ
Lưu lượng nước thải của dự án < 5,5m3/ngày vì vậy nên áp dụng công thức:
=> W = 1,5 x Qthoát nước thải = 1,5 * 3,6 = 5,4 m3
=> Chọn dung tích bể tự hoại là 6m3.
Ví dụ 2
Một công trình nhà văn phòng cho thuê có số lượng thiết bị vệ sinh lần lượt như sau: 4 bồn cầu (WC); 2 bồn tiểu nam (UR); 4 chậu rữa (LA).
Theo bảng 7-3 trang 75 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” ta tính toán được tổng đương lượng thoát nước của thiết bị vệ sinh (lưu ý tra cột đương lượng theo nhu cầu sử dụng chung).
=> N= 4 * 4 + 2 * 4 + 4 * 2 = 32
Theo bảng K-2 trang 287 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình”
=> Chọn dung tích bể tự hoại là 6m3
Bể tự hoại có 3 ngăn (tối thiểu là 2 ngăn – đã nêu rõ ở phần phương pháp tính toán), dung tích các ngăn được xác định lần lượt như sau:
- Dung tích ngăn chứa: Dung tích ngăn chứa tối thiểu bằng 1/2 tổng dung tích bể tự hoại có 3 ngăn (2/3 tổng dung tích bể đối với bể 3 ngăn).
=> Wngăn chứa = 11 / 2 = 5,5 m3 - Dung tích ngăn lắng: Dung tích ngăn lắng tối thiểu bằng 1/4 tổng dung tích bể tự hoại có 3 ngăn (1/3 tổng dung tích bể đối với bể 3 ngăn).
=> Wngăn lắng = 11 / 4 = 2,8 m3 - Dung tích ngăn lọc: Dung tích ngăn lắng tối thiểu bằng 1/4 tổng dung tích bể tự hoại có 3 ngăn (1/3 tổng dung tích bể đối với bể 3 ngăn).
=> Wngăn lọc = 11 / 4 = 2,8 m3