Tiêu chuẩn thiết kế bể tư hoại 3 ngăn đạt chuẩn đầy đủ nhất năm 2021 – áp dụng thực tiễn cao

Mục lục

Tiêu chuẩn thiết kế bể tư hoại 3 ngăn đạt chuẩn đầy đủ nhất năm 2021 – áp dụng thực tiễn cao

Bể tự hoại đang là một trong những lựa chọn được nhiều gia đình ưa chuộng. Để xây dựng hiệu quả, tiết kiệm chi phí, bạn cần nắm rõ những yêu cầu kĩ thuật khi thiết kế, xây dựng. Những tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn đúng chuẩn sẽ giúp bạn tối ưu hóa thời gian và hiệu quả sử dụng.

Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn

Bể tự hoại 3 ngăn thực chất là việc phân tách các chất thải làm 3 quá trình phân hủy. Các chất thải sau khi vào bể chứa sẽ được lọc và phân hủy kỹ trước khi thải ra đường ống chung giúp giảm thiểu ô nhiễm. Các tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn thông thường sẽ bao gồm 3 ngăn: ngăn chứa, ngăn lọc và ngăn lắng.

  • Ngăn chứa: Đây là ngăn có thể tích lớn nhất, gấp đôi các ngăn còn lại. Chất thải sẽ được đưa trực tiếp tại đây trong quá trình phân hủy. Các chất thải sau khi phân hủy thành bùn sẽ được chuyển tiếp sang ngăn lọc tiếp theo. Ngoài ra, một vài chất thải rắn khó phân hủy sẽ nằm lại tại ngăn này.
  • Ngăn lọc: Các phần bùn thải sau khi phân hủy sẽ được chuyển tiếp qua ngăn lọc. Các chất thải còn lơ lửng sẽ được lọc sach.
  • Ngăn lắng: Chiếm ¼ thể tích bể chứa, ngăn lắng có chức năng giúp xử lý những vật thải rắn khó phân hủy ở ngăn chứa.

Với cấu tạo 3 ngăn với chức năng riêng biệt, chất thải sẽ được xử lý triệt và vệ sinh hơn. Nguồn thải được đưa ra ngoài đã được phân hủy, lọc bỏ hoàn toàn những chất thải khó phân hủy giúp hạn chế làm hư hỏng, tắc nghẹt đường ống.

Vị trí lắp đặt theo tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Thông thường, bể phốt được đặt ở vị trí ngay bên dưới khu vệ sinh hoặc cách nhà khoảng 3-5m. Tùy vào thiết kế ngôi nhà và kích thước bể chứa mà bạn có thể cân nhắc vị trí lắp đặt. Với vị trí ngoài nhà, bể chứa hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà, Đồng thời, các bể chưa này cũng giúp việc sửa chữa, bảo dưỡng dễ dàng hơn, có thể lắp đặt khi xây nhà đã xong. Tuy nhiên, vị trí này yêu cầu đường ống và các mối nối dài hơn, kéo theo tình trạng tắc nghẹt dễ xảy ra hơn.

Trong khi đó, bể chứa xây trong nhà lại có giá thành rẻ vượt trội hơn, ít tắc nghẹt hơn. Tuy nhiên, lắp đặt bể chứa trong nhà cần tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn.  Cách lắp đặt này rất dễ xảy ra rò rỉ ảnh hương đến kết cấu ngôi nhà. Vị trí lý tưởng nhất để lắp đặt bể trong nhà là ngay dưới gầm cầu thang.

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn đạt chuẩn quốc gia TCVN 10334:2014

Một bể chứa đạt đúng tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn, cần đáp ứng tuyệt đối theo những công thức tính toán. Dung tích thực của bể chứa được tính theo tổng dung tích ướt (Vư) và dung tích phần lưu (không tính phần từ mặt nước lên tấm đan nắp bể) (Vk).

V = Vư +Vk

Trong đó, tổng dung tích ướt của bể chứa được tính theo 4 vùng riêng biệt:

  • Vùng chứa bùn cặn đã phân hủy Vt
  • Vùng chứa chất thải tươi đang trong quá trình phân hủy Vb
  • Vùng lắng Vn
  • Vùng chứa váng – chất nổi Vv

Vư = Vn + Vb + Vt + Vv

Bể tự hoại phải đáp ứng được các yêu cầu về dung tích bể

Tiêu chuẩn dung tích lắng

Vùng lắng được xét theo toàn bộ dung tích ướt chứa trong bể. Phần dung tích lắng đạt chuẩn đáp ứng chỉ số giữa tiêu chuẩn nước thải (qo) và số người sử dụng bể (N).

Vn = Q.tn = N.qo.tn/1000

Tiêu chuẩn thời gian lưu nước tối thiếu

Lưu lượng nước thải Q, m3/ ngày Thời gian lưu nước tối thiểu tn ngày
Bể tự hoại xử lý nước đen+ xàm Bể tự hoại xử lý nước đen từ WC
<6 1 2
7-8 0,9 1,8
9 0,8 1,6
10-11 0,7 1,4
12 0,6 1,3
13 0,6 1,2
>14 0,5 1

Theo tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn, lượng thời gian lưu nước ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng lắng cặn. Đồng thời, thời gian lưu nước cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của bể phốt.

Dung tích vùng phân hủy cặn tươi

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn phụ thuộc vào thời gian phân hủy cũng như nhiệt độ phù hợp.

Vb = 0,5.N.tb/1000

Tiêu chuẩn thời gian để phân thủy cặn theo nhiệt độ

Thời gian phân hủy cặn tươi thông thường có ảnh hưởng từ yếu tố nhiệt độ. Tùy theo nhiệt độ mà dung tích thiết kế vùng phân hủy được thiết kế theo bảng sau:

Số người sử dụng N, (người) Chiều cao lớp nước (m) Chiều rộng bể B, (m) Chiều dài ngăn thứ nhất L1, (m) Chiều dài ngăn thứ hai L2, (m) Dung tích ướt Vư (m3) Dung tích đơn vị m3/người
5 1.2 0.8 2.1 1.0 3.0 0.60
10 1.2 0.8 2.6 1.0 3.4 0.34
20 1.4 1.2 3.1 1.0 6.8 0.34
50 1..6 1.8 4.5 1.4 17.1 0.34
100 2.0 2.0 5.5 1.6 28.2 0.28

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn theo vùng lưu giữ bùn đã phân hủy (Vt(m3))

Sau khi phân hủy tại ngăn chứa, những hóa chất khó phân hủy  sẽ tích lại và lắng tại đáy. Những phần lắng thành một lớp bùn, dung tích của lớp bùn được tính chính xác theo công thức sau:

Vt = r.N.T/1000

Trong đó:

  • r là lượng chất thải đã phân hủy của 1 người/ năm
  • T là thời gian giữa 2 lần hút cặn

Tùy loại bể tự hoại và hiệu suất sử dụng, số lượng cặn thải mỗi người/ năm cũng có sự chênh lệch.

Tiêu chuẩn dung tích phần váng nối Vv

Diện tích phần váng nổi phụ thuộc vào dung tích vùng chứa cặn cũng như lượng chất thải bể tiếp nhận. Công thức tính toán phần váng nổi được tính theo công thức:

Vv = (0,4 – 0,5)Vt

Đặc biệt, nếu bồn chứa là nơi tiếp nhận toàn bộ chất thải từ các khu vực nhà bếp, nhà ăn, dung tích phần váng có thể tăng thêm 50%.

Dung tích phần lưu không trên mặt nước

Để tính toán dung tích phần lưu không đạt tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn, phần lưu không phải luôn đáp ứng bằng 20% dung tích ướt. Đồng thời, khi thiết kế, luôn đảm bảo phần lưu không có chiều cao tối thiểu 0,2m và thông với hệ thống thông khí.

Tiêu chuẩn kích thước bể tự hoại

Dựa theo loại chất thải và khối lượng nước, cần áp dụng kích thước bể tự hoại sao cho phù hợp. Để đạt hiệu suất tối đa, kích thước của bể tự hoại 3 ngăn đều vào dựa vào yếu tố: nhiệt độ nước thải, chu kỳ hút cặn, dung tích nước thải của một người

Số người sử dụng N (Người) Chiều cao lớp nước (m) Chiều rộng bể B (m) Chiều dài ngăn thứ nhất L1 (m) Chiều dài ngăn thứ hai L2 (m) Dung tích ướt (m3) Dung tích đơn vị  (m3/người)
5 1.2 0.7 1.2 0.6 1.5 0.30
10 1.2 1.0 1.6 0.7 2.8 0.28
20 1.4 1.0 2.9 1.0 5.4 0.27
50 1.6 1.8 3.3 1.4 13.5 0.27
100 2.0 2.0 4.4 1.6 24.0 0.24

Với việc xử lý cả nước thải đen và xám, dung tích của bể chứa không thay đổi quá nhiều mà vẫn đạt được hiệu suất hoạt động. Việc xử lý cả nước đen và nước xám cũng như đảm bảo lớp váng không nổi trên mặt nước cùng giúp bể hoạt động tốt hơn.

Tiêu chuẩn dung tích ướt tối thiểu

Dung tích tối thiểu khi xây dựng bể tự hoại thường là 3m3. Tuy nhiên, để đáp ứng như cầu sử dụng cũng như tiết kiệm được chi phí, các bể tự hoại thường được xây dựng với kích thước lớn hơn yêu cầu tối thiểu. Chính việc xây lớn hơn giúp cho chất thải được phân hủy dễ dàng hơn cũng như tiết kiệm thời gian, chi phí hút bùn.

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn theo chiều sâu tối thiểu của lớp nước

Chiều sâu của lớp nước đóng vai trò quan trọng giúp ổn định lượng bùn thải, đảm bảo quá trình phân hủy và xử lý chất thải diễn ra ổn định. Theo tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn, chiều sâu của nước tính từ đáy bể lên phải đạt 1,2m. Cùng với đó, chiều sâu của ngăn chứa có thể cao hơn ngăn lắng bởi các chất thải khó phân hủy tại đây. Khi xây dựng, kích thước từng mặt tối thiểu của bể chứa không được thấp hơn 0.7m nhằm tránh hiện tượng tắt nghẹt.

Tiêu chuẩn ống thông hơi

Ống thông hơi giúp việc vận hành và đảm bảo an toàn cho bể phốt. Với mọi loại bể tự hoại, ông thông hơi phải có đường kính tối thiểu 60mm. Đồng thời, ống thông khí phải được đặt cao hơn mái nhà ít nhất 0.7m. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn, tránh mùi hôi, khí độc hại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Cách lắp ống bể phốt

Ống bể phốt nên được đặt cao, gần phía tấm đan để khí thải không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Đồng thời, ống bể phốt lắp trên cao cùng độ dốc hợp lý của ống xả có thể giúp việc xử lý chất thải tốt hơn. Đặc biệt, với chiều cao bể phốt khác nhau, bạn cũng có thể lựa chọn vị trí lắp ông khác nhau. Ví dụ, với bể phốt cao 1,3m thì vị trí đặt bể tương ứng là 0,35m.

Công thức tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Để tìm ra công thức tiêu chuẩn thiết kế vể tự hoại 3 ngăn, trước tiên cần xác định được dung tích phần lắng và phần lên men. Ngoài ra, số người trong gia đình cùng thời gian hút cận cũng quyết định yếu tố quan trọng khi thiết kế.

Công thức:

W = W1 +W2

Trong đó:

  • W1 là thể tích phần lắng của bể (m3)
  • W2 là phần chứa và lên men (m3)
  • W là tổng thể tích bể tự hoại (m3)

Hy vọng, với những thông tin trên, bạn đã hiểu thêm về các tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn. Áp dụng chính xác các tiêu chuẩn giúp đảm bảo việc vận hành cũng như tuổi thọ vượt trội. Chúc bạn thành công!

Tags: , , ,